Ôtô nhập khẩu trong đó có Xe Ô tô có thể giảm giá 23% khi hưởng thuế 0% tại Việt Nam

TIN TỨC

Ôtô nhập khẩu trong đó có Xe Ô tô có thể giảm giá 23% khi hưởng thuế 0% tại Việt Nam

Ôtô nhập khẩu có thể giảm giá 23% khi hưởng thuế 0% tại Việt Nam
Nếu không tính tới những thay đổi trong chi phí của doanh nghiệp, giá xe nhập khẩu có thể giảm tới 23% khi thuế giảm từ 30% về 0%.

“Về lý thuyết, nếu thuế nhập khẩu giảm 30% về 0%, Xe Ô tô, Xe Tải Hyudnai có thể giảm giá 23%”, giám đốc bán hàng một hãng xe lớn tại Việt Nam cho biết. Nhưng đây chỉ là lý thuyết theo công thức tính toán con số, thực tế giá xe khó lòng giảm sâu như vậy.

XE TẢI HYUNDAI NHẬP KHẨU VỀ VIỆT NAM

Xe nhập khẩu là mặt hàng chịu nhiều loại thuế phí, trong đó khi bán ra cho khách hàng sẽ gồm các loại chính là thuế nhập khẩu (NK), tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), giá trị gia tăng (VAT), chi phí bán hàng, vận chuyển, marketing, quản trị, lãi doanh nghiệp… Công thức giá bán ra thị trường cơ bản nhất là: 

A x (1+%NK) x (1+%TTĐB) x (1+%VAT) x (1+% chi phí khác). Trong đó A là giá vốn về tới cảng.
Honda Accord không giảm giá đầu 2018 vì cuối 2017 đã giảm sâu. Ảnh: A.D.

Honda Accord không giảm giá đầu 2018 vì cuối 2017 đã giảm sâu. Ảnh: A.D.

Cùng một mẫu xe nhập khẩu, không có thay đổi trong trang bị và các mức thuế và chi phí khác không đổi, thì sự thay đổi thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến thay đổi giá theo tỷ lệ: giá mới/giá cũ = (1+%NK mới)/(1+%NK cũ). Với xe từ ASEAN hưởng thuế năm 2018 là 0% so với 2017 mức 30% (không tính xe bán tải) thì giá mới/giá cũ = (1+0%)/(1+30%) = 77%.

Như vậy giá mới chỉ bằng 77% giá cũ, tương đương với giá xe giảm 23% sau khi thay đổi thuế. Giả sử xe nhập khẩu năm 2017 giá 1 tỷ thì đến 2018 sẽ chỉ còn 770 triệu. Lý thuyết có thể khiến nhiều người trông đợi, nhưng thực tế khó lòng.

Đại diện  hầu hết các hãng xe cả nhập khẩu và lắp ráp cho biết, trong năm 2017, nhu cầu mua ôtô giảm nên hãng phải kích cầu bằng cách giảm giá đến mức không có lãi hoặc lỗ. Do đó, trong 2018, hãng không thể giảm tới 23% so với 2017 nữa mà chỉ giảm một phần để đảm bảo các mục tiêu kinh doanh, nhất là lợi nhuận.

Bên cạnh đó, những khác biệt về tỷ giá, chi phí phát sinh nằm cảng, vận chuyển, bán hàng… cũng là lý do để hãng cân nhắc tính giá mới. Với những xe chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu, lại không thể áp dụng cách tính này. Ví dụ Honda CR-V 2017 sản xuất tại Việt Nam, giá bản 2.4 thời điểm cao là 1,158 tỷ. Nhưng sang 2018, xe nhập từ  Thái Lan, thế hệ mới thay đổi và nâng cấp nên không thể lấy căn cứ là 1,158 tỷ để tính giá mới. 

Chuyên gia của Hyundai phân tích, nếu không có áp lực từ xe lắp ráp, rất khó để xe nhập khẩu giảm giá theo con số 23% hoặc hơn nữa vì không có tính cạnh tranh. Nếu cứ xấp xỉ nhau như CX-5 và CR-V mới, sẽ khó lòng khách hàng được mua xe giảm giá. 

Tuy vậy, khi hãng lắp ráp muốn đẩy cao doanh số để thúc đẩy năng suất nhà máy thì cơ sở để giảm giá sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, nếu đề xuất miễn thuế TTĐB cho phần giá trị tạo ra trong nước được Quốc hội phê duyệt trong năm nay, xe nhập khẩu sẽ gặp khó khi xe lắp ráp thênh thang đường giảm giá. 


Các tin khác:

· Tài sản của tỷ phú Việt Nam đến từ đâu?
· Petrolimex tiên phong phân phối Điêzen chất lượng cao nhất tại Việt Nam từ 01-01-2018
· Xe tải Fuso: hồn xe Nhật mang phận xe Đức
· CHƯƠNG TRÌNH ISUZU CUSTOMER CARE
· Nghịch cảnh thị trường ôtô đầu năm 2018
· Ôtô nhập khẩu Thái Lan rộng cửa quay lại Việt Nam từ tháng 3
· Trường Hải thay Mercedes-Benz phân phối xe Fuso tại Việt Nam
· Khó xuất khẩu ôtô sang VN, Indonesia có thể mất 85 triệu USD
· HINO MOTORS Việt Nam Công Bố Điểm Thu Hồi Xe
· Ôtô nhập ASEAN: Sau chờ đợi đợi chờ
· Một tuần Việt Nam chỉ nhập 3 ôtô con
· Thông tư mới về ôtô nhập khẩu Việt Nam
· Petrolimex tiên phong phân phối Điêzen chất lượng cao nhất tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *