Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Xe Tải Gắn Cẩu Hiệu Quả An Toàn

Hướng dẫn sử dụng xe tải gắn cẩu tự hành hiệu quả. Xe tải gắn cẩu tự hành là mẫu xe nhận được rất nhiều sự quan tâm trên thị trường hiện nay nhất là với các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa như nước ta. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tháo dở các hàng hóa có kích thước và khối lượng lớn hay được sử dụng trong các công trình xây dựng. Nhờ đó mà giảm được sức người và mang đến hiệu quả kinh tế cao.

Xe tải gắn cẩu tự hành là gì?

Xe tải gắn cẩu tự hành là mẫu xe tải được gắn thùng thông dụng nhưng được trang bị thêm hệ thống cần cẩu nhằm mục đích nâng hạ, di dời, vận chuyển hàng hóa hoặc máy móc có khối lượng lớn, cồng kềnh. Xe tải gắn  cẩu tự hành ngày càng nhận được nhiều sự ưa chuộng bởi sự tích hợp nhiều khả năng của em nó. Nó vừa có khả năng di chuyển, vận chuyển hàng hóa như ở một chiếc xe tải thông thường, thêm vào đó xe còn có khả năng nâng hạ hàng hóa, khả năng linh hoạt cho nhiều tình huống của cuộc sống.

chenglong h5 10x4 gắn cẩu kanglim ks5206

Cấu tạo ở xe tải gắn cẩu tự hành

Xe tải gắn cẩu tự hành là mẫu xe tải chuyên dụng được sử dụng trong việc chuyên chở, bốc dở và tháo dời các loại hàng hóa có khối lượng nặng và kích thước lớn mà sức người khó làm được. Không chỉ vậy với các xe có trọng lượng lớn còn được sử dụng trong việc hỗ trợ cho các công trình xây dựng dân dụng và các hạ tầng công nghiệp và phục vụ cho công tác chăm sóc cây xanh, điện chiếu sáng và công tác môi trường đô thị.

xe cẩu hino fm gắn cẩu dongyang 6 khúc 8 tấn

Với sự đa dạng trong sản phẩm, hàng hóa và tải trọng cẩu. Tuy nhiên xe tải gắn cẩu thường bao gồm các thành phần tiêu chuẩn như sau:

Xe nền

Xe tải gắn cẩu được thiết kế trên các nền xe tải thông dụng được yêu thích trên thị trường như xe Hino, xe Dongfeng, xe Chenglong, xe Isuzu, xe Hyundai. Tùy nhu cầu sử dụng mà khách hàng có thể lựa chọn các loại xe nền khác nhau theo hãng xe và tải trọng.

chenglong 2 chân gắn cẩu kanglim ks1256 7 tấn

Ở mỗi xe nền khác nhau sẽ được thiết kế để lắp các loại cẩu có tải trọng nâng khác nhau để cấu thành xe tải cẩu có tải trọng khác nhau. Tải trọng của các loại xe cẩu được tính toán hợp lý để đảm bảo an toàn vận hành và tuân theo các quy định của Cục đăng kiểm và luật giao thông đường bộ.

Xem thêm: xe chở xăng dầu Hino bồn 18 khối

Cần cẩu tự hành

Sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của quý khách hàng mà cần cẩu tự hành gắn lên xe tải cẩu có thể khác nhau theo chủng loại và tải trọng nâng. Tuy nhiên, thành phần chính của các loại cẩu tự hành dạng cẩu thước luôn bao gồm các thành phần chính như sau: thân cẩu (ống lồng), xilanh thủy lực, móc cẩu, mâm xoay, bơm thủy lực, thùng dầu thủy lực, cáp cẩu (tời), chân chống trước (tú trước), chân chống sau (tú sau), hệ thống điều khiển trung tâm, ghế phụ, hệ thống an toàn, cảnh báo.

Hệ thống bơm thủy lực

Bơm thủy lực hay còn được xem như là trái tim của xe tải gắn cẩu. Nó được dùng để tạo áp lực lên các xi-lanh thủy lực, dẫn động để vận hành cẩu.

Tùy theo từng tải trọng cẩu mà yêu cầu các loại bơm thủy lực có công suất và lưu lượng lớn, nhỏ khác nhau. Lựa chọn bơm thủy lực đúng theo khuyến nghị của nhà sản xuất sẽ đảm bảo cho Xe cẩu hoạt động đúng công suất, ổn định và có độ bền cao hơn.

Thùng xe tải gắn cẩu

Xe tải gắn cẩu được lắp theo thùng lửng dùng để vận chuyển hàng hóa được bốc dỡ. Thùng xe tải được thiết kế đóng mới theo yêu cầu khách hàng về vật liệu, mức giá, kết cấu.

Kích thước thùng xe tải cẩu được thiết kế tuân theo các quy định của Cục đăng kiểm Việt Nam.

Hướng dẫn sử dụng xe tải gắn cẩu tự hành an toàn, hiệu quả

Để có thể sử dụng được xe tải gắn cẩu được an toàn, hiệu quả và bền thì bạn có thể tham khảo theo hướng dẫn dưới đây của Trường Long Auto:

Kiểm tra bên ngoài của xe

  • Kiểm tra đèn chiếu sáng, thanh chắn an toàn xe cẩu và hệ thống cảnh báo thông tin quá tải…
  • Kiểm tra lại toàn bộ các bộ phận: bu lông, ốc vít, dây đai, cần trục, móc, mắt xích… nếu thấy lỏng, han gỉ hoặc biến dạng thì cần thay thế ngay.
  • Kiểm tra bình nhiên liệu: dầu nhớt, hệ thống bôi trơn, làm mát, kiểm tra áp suất khí của xe.
  • Đảm bảo buồng lái sạch sẽ, gọn gàng
  • Đảm bảo khoảng cách an toàn với các đường dây cao áp

Kiểm tra xe tải không cẩu

  • Xe cẩu chỉ được di động khi đã thu chân chống
  • Khoảng cách an toàn từ phần quay của trục với chướng ngại vật ít nhất 1m.
  • Thử với tải tĩnh
  • Thử với tải động
  • Kiểm tra công suất nâng và áp suất chân chống của xe cẩu, nếu không có tính toán cân nhắc kĩ lưỡng có thể dẫn tới tình trạng lật xe. Đặc biệt chú ý áp suất bề mặt của các chân đệm không lớn hơn chịu tải mặt đất.
  • Xe cẩu phải được cố định chắc chắn trước khi nâng cẩu
  • Nơi đậu xe phải trên mặt bằng vững chắc, đã kê chống lún, sụt
  • Sử dụng tấm lót chân chống dưới chân chống một cách đúng quy định
  • Kiểm tra độ cân bằng, ổn định của máy bằng đồng hồ định mức

Xem thêm: địa chỉ mua xe tải gắn cẩu

Những lưu ý trong quá trình hoạt động của xe tải gắn cẩu

Xe cẩu va chạm vào các thiết bị điện xung quanh hoặc bị phóng điện cao thế do vi phạm khoảng cách an toàn hành lang điện

xe cẩu hino fm gắn cẩu dongyang 6 khúc 8 tấn

  • Người lao động bị nghiền, kẹp do tiếp xúc với các phần chuyển động của thiết bị: bánh xích, phần xoay cabin…
  • Tải bị rơi do buộc tải không phù hợp
  • Đứt cáp/ na mí bị gãy/ cơ cấu thắng bị hư…
  • Xe cẩu bị lật
  • Vận hành cẩu trong điều kiện thời tiết không phù hợp như gió lớn/ sấm chớp
  • Buộc tải không cân bằng khiến tải va chạm với máy móc thiết bị/ con người thậm chí có thể tạo mô men xoắn hoặc lực biên làm gãy cần…

Các yêu cầu về an toàn trong quá trình vận hành tải bạn nên biết

Người lái xe cần cẩu phải hội đủ các điều kiện sau

giá cẩu kanglim

Trong độ tuổi lao động do nhà nước qui định.

Qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế.

Đã được đào tạo nghề nghiệp và được cấp bằng lái xe cần cẩu tương ứng. Được huấn luyện BHLĐ và có thẻ an toàn kèm theo.

Nắm vững và thực hiện nghiêm túc luật lệ giao thông.

Sử dụng đủ và đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ.

Người lái xe cần cẩu và người làm nhiệm vụ móc cẩu phải nắm vững các thông tin cho nhau bằng tín hiệu qui ước.

Công nhân móc cáp, móc tải cần đáp ứng yêu cầu sau

Công nhân móc tải phải thông hiểu TCVN 4244-2005, có kinh nghiệm trong treo móc, lắp đặt phải biết tính toán, triển khai thực hiện công việc. Công nhân phải biết đọc và sử dụng biểu đồ tải của cần cẩu, cẩu tải, xe nâng, có khả năng phân tích đánh giá các mối nguy hiểm trong quá trình làm việc.

Xe tải Fuso FJ 15 tấn gắn cẩu Soosan 5 tấn

Công nhân móc tải phải được đào tạo kĩ thuật móc tải và phải có thẻ an toàn.

Trước khi tiến hành thực hiện công việc cẩu hàng hóa

Kiểm tra tình trạng của thiết bị:

chenglong 2 chân gắn cẩu kanglim ks1256 7 tấn

  • Kiểm tra cẩn thận các thiết bị an toàn (thanh chắn, bao che, đèn chiếu sang, thiết bị cảnh báo quá tải) đảm bảo tình trạng hoạt động bình thường.
  • Đảm bảo rằng không có dầu hay nhiên liệu bị rò rỉ. Các seal vẫn kín tốt.
  • Nếu đai ốc hay bulông đã bị lỏng phải siết chặt lại và thay thế các bộ phận bị mất/thiếu.
  • Khi thay thế phải sử dụng các chi tiết dự phòng do nhà sản xuất cung cấp.
  • Kiểm tra mức nhiên liệu, dầu động cơ, nước làm mát, dầu thuỷ lực và tất cả các vật tư tiêu hao, bôi trơn. Chỉ những vật tư tiêu hao và bôi trơn đúng tiêu chuẩn mới được sử dụng.
  • Đảm bảo rằng các Seal, nắp đậy, ống lót trên tất cả thiết bị phải được lắp đặt chính xác.
  • Kiểm tra điều kiện, áp suất khí của các bánh xe và vành xe.
  • Khi khởi động xe cẩu, các cần điều khiển phải được đưa về vị trí trung gian.
  • Tất cả các bàn đạp phải sạch và khô ráo. Hãy giữ buồng lái sạch và khô để chân không bị trượt trên bàn đạp. Điều chỉnh chỗ ngồi và kính chiếu hậu hợp lý.
  • Quan sát tất cả các cảnh báo và các đèn hiển thị ngay khi khởi động động cơ.
  • Kiểm tra để tin chắc cáp, xích, móc ở tình trạng hoàn hảo và phù hợp với tải trọng nâng. Dây xích không có các mắt xích bị xoắn hay bị giãn do quá tải. Cáp không bị xoắn, bị thắt nút hay bị đứt, sét rỉ làm mất khả năng chịu tải bình thường. Các móc phải chịu lực bằng nhau (nếu là móc kép), không có vết nứt, không bị biến dạng, khóa hãm móc hoàn hảo.
  • Kiểm tra không có tải treo trên móc, các chức năng: nâng, hạ, ra cần, quay mâm, tang, tốc độ động cơ và các phanh hãm luôn trong điều kiện làm việc tốt.
  • Khu vực thực hiện công tác nâng hạ phải được lựa chọn phù hợp. Đảm bảo cẩu có thể làm việc ổn định và không va chạm với thiết bị máy móc …

Phải đảm bảo khoảng cách nhỏ nhất từ thiết bị nâng hoặc tải đến đường dây điện như sau:

  • 1,5m đối với đường dây có điện áp đến 1KV
  • 2,0m đối với đường dây có điện áp đến 1-22KV
  • 4,0m đối với đường dây có điện áp đến 35-110KV
  • 6,0m đối với đường dây có điện áp đến 220KV
  • 9,0m đối với đường dây có điện áp đến 500KV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *