Trong bài viết này Trường Long Auto sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin về quy chuẩn mới đối với trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ áp dụng từ ngày 01/01/2025. Cùng tìm hiểu xem đó là những thông tin gì nhé!
Quy chuẩn về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ từ ngày 01/01/2025
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ (QCVN 40:2024/BGTVT) quy định các yêu cầu kỹ thuật về cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị đối với trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ (trung tâm sát hạch).
Theo đó, đối với xe sát hạch, QCVN 40:2024/BGTVT quy định, xe sát hạch ngoài việc tuân theo các quy định tại mục 2.2 của Quy chuẩn này còn phải đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định của Chính phủ quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe.
Đối với xe sát hạch hạng A1 là xe mô tô hai bánh, có dung tích xy lanh từ 70cm3 đến 125cm3 hoặc có công suất động cơ điện từ 6 đến 11kW. Xe sát hạch hạng A là xe mô tô hai bánh, có dung tích làm việc của xy lanh trên 200cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11kW.
Xe sát hạch hạng B1 là xe mô tô ba bánh, có dung tích làm việc của xy lanh từ 105cm3 trở lên, có số lùi, chiều dài toàn bộ không lớn hơn 3,0m, chiều rộng toàn bộ không lớn hơn 1,5m, chiều dài cơ sở không lớn hơn 2,3m, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước không lớn hơn 3,5m.
Xe sát hạch hạng B là xe ô tô con có từ 3 đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), có chiều dài toàn bộ từ 4,2m trở lên, chiều rộng toàn bộ từ 1,6m trở lên, chiều dài cơ sở từ 2,4m trở lên, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 4,9m trở lên.
Về xe sát hạch hạng C1, QCVN 40:2024/BGTVT quy định, là xe ô tô tải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế từ 4.000kg đến 7.500kg, có chiều dài toàn bộ từ 5,5m trở lên, chiều rộng toàn bộ từ 1,7m trở lên, chiều dài cơ sở từ 3m trở lên, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 5,7m trở lên.
Xe sát hạch hạng C là xe ô tô tải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế từ 11.000kg trở lên, có chiều dài toàn bộ từ 8m trở lên, chiều rộng toàn bộ từ 2,2m trở lên, chiều dài cơ sở từ 4,2m trở lên, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 7,2m trở lên.
Bên cạnh đó, đối với xe sát hạch hạng D1, theo QCVN 40:2024/BGTVT là ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) hoặc ô tô có thiết kế, cải tạo với số chỗ ít hơn xe cùng loại, kích thước giới hạn tương đương và có số chỗ nhiều nhất, có chiều dài toàn bộ từ 5,2m trở lên, chiều rộng toàn bộ từ 1,9m trở lên, chiều dài cơ sở từ 3,1m trở lên, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 6,1m trở lên.
Đối với xe sát hạch hạng D2 là ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) hoặc ô tô có thiết kế, cải tạo với số chỗ ít hơn xe cùng loại, kích thước giới hạn tương đương và có số chỗ nhiều nhất, có chiều dài toàn bộ từ 6,2m trở lên, chiều rộng toàn bộ từ 2,0m trở lên, chiều dài cơ sở từ 3,1m trở lên, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 7,0m trở lên.
Xe sát hạch hạng D là ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 40 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) hoặc ô tô có thiết kế, cải tạo với số chỗ ít hơn xe cùng loại, kích thước giới hạn tương đương và có số chỗ nhiều nhất, có chiều dài toàn bộ từ 8,9m trở lên, chiều rộng toàn bộ từ 2,4m trở lên, chiều dài cơ sở từ 4,2m trở lên, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 7,9m trở lên.
Ngoài ra, xe sát hạch hạng CE, QCVN 40:2024/BGTVT quy định là xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc để chở công-ten-nơ có kích thước: dài 6,06m, rộng 2,44m, cao 2,59m (tương đương loại 20 feet). Xe sát hạch các hạng BE, C1E, D1E, D2E và DE: là xe ô tô có thông số kỹ thuật phù hợp với xe ô tô sát hạch hạng tương ứng (B, C1, D1, D2 và D) kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế không nhỏ hơn 5.000kg.
Điều kiện chung của cơ sở đào tạo lái xe
Cơ sở đào tạo lái xe là loại hình doanh nghiêp hoăc hợp tác xã hoặc cơ sở giáo duc.
Nhân lực của cơ sở đào tąo:
- Người đúng đầu cơ sở đào tạo
- Các phòng hoăc bộ phận chuyên môn, nghiệp vu
- Các tổ bộ môn
- Các đơn vị phục vụ đào tạo
Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo diện tích sử dụng hợp pháp tối thiểu 1000m2
Hệ thống phòng học chuyên môn
Phòng sử dụng học lý thuyết cần có các trang thiết bị làm công cụ hỗ trợ việc giản dạy về các nội dung pháp luật giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe, văn hóa giao thông, phồng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông và phòng chống chảy nổ, cứu nạn. cứu hộ. Trong trường hợp các thiết bị công nghệ thông tin chưa mô tả hệ thống báo hiệu đường bộ, sa hình cần có hệ thống tranh vẽ. Diện tích phòng học không được nhỏ hơn 48m2/ phòng.
Phòng sử dụng kỹ thuật ô tô cần có trang thiết bị công nghệ thông tin làm công cụ hỗ trợ cho việc giảng dạy về cấu tạo, sửa chữa thông thường và kỹ thuật lái xe, kiến thức mới về nâng hạng, có mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực và hệ thống điện, có trang bị đồ nghề chuyên dùng để hướng dẫn học sinh thực hành tháo lắp lốp, kiểm tra đầu xe, nước làm mát, có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng. Có cabin học lái xe, trường hợp các thiết bị công nghệ thông tin chưa có cơ sở đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phành, hệ thống lái các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng,…) cần có hệ thống tranh vẽ, diện tích phòng học không nhỏ hơn 100m2/ phòng. Trường hợp mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống điện, khu vực hướng dẫn học sinh thực hành tháo lắp lốp, kiểm tra đầu xe, nước làm máy xe ô tô để tập số nguội, số nóng, cabin học lái xe ô tô được bố trí ở khu vực riêng biệt thì diện tích phòng học không được nhỏ hơn 48m2/ phòng.
Hệ thống phòng học chuyên môn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đáo tạo lái xe, cơ sở đào tạo lái xe ô tô bố trí số lượng phòng học lý thuyết và phòng sử dụng học kỹ thuật ô tô phù hợp với lưu lượng, hình thức và chương trình đào tạo. Số lượng phòng học tính theo lưu lượng học viên, được xác định theo nguyên tác 1 phòng sử dụng học lý thuyết 1 phòng sử dụng học kỹ thuật ô tô đáp ứng tối đa lưu lượng 500 học viên.
Xe tập lái
Cơ sở đào tạo phải có xe tập lái của các hạng được phép đào tạo, thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe tập lái. Trong trường hợp cơ sở đào tạo có dịch vụ sát hạch lái xe, căn cứ thời gian sử dụng xe sát hạch vào mục đích sát hạch, được phép sử dụng xe sát hạch để vừa thực hiện sát hạch lái xe, vừa đào tạo lái xe nhưng phải bảo đảm số lượng xe sát hạch dùng để tính lưu lượng đào tạo không quá 50% so với số xe sát hạch sử dụng để dạy thực hành lái xe.
Xe tập lái các hạng phải sử dụng các loại xe tương ứng với hạng giấy phép lái xe quy định tịa khoản 1 điều 57 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Trong đó xe tập lái hạng B gồm xe sử dụng các loại chuyển số tự động (bao gồm cả ô tô điện) hoặc chuyển số cơ khí (số sàn). Xe tập lái hạng C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, và DE sử dụng loại chuyển số cơ khí (số sàn).
Ô tô tái sử dụng để làm xe tập lái hạng B phải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế từ 2500kg đến 3500kg với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo.
Xe tập lái được gắn 2 biển “TẬP LÁI” trước và sau xe theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này. Có hệ thống phanh phụ được lắp đặt bảo đảm hiệu quả phanh được bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, xe tập lái trên đường giao thông có thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe của học viên. Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có hiệu lực.
Xe mô tô ba bánh để làm xe tập lái cho người khuyết tật là xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật đã được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.
Xe ô tô hạng B số tự động được dùng làm xe tập lái cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái. Xe ô tô hạng B số tự động dùng làm xe tập lái cho người khuyết tật vừa giữ được vô lăng lái vừa dễ dàng điều khiển cần gạt tín hiệu báo rẽ, đèn chiếu sáng, cần gạt mưa, cần số, cần phanh tay, bàn đạp, phanh chân, bàn đạp ga trong mọi tình huống khi lái xe theo đúng chức năng thiết kế của nhà sản xuất ô tô hoặc được cơ quan co thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cải tạo xe cơ giới xác nhận hệ thống điều khiển của xe phù hợp đển người khuyết tật lái xe an toàn.
Nguồn: vietq.vn